Sử dụng hiệu quả hương liệu công nghiệp trong ngành sơn
Hương liệu công nghiệp | Hiện nay, ở lĩnh vực kinh doanh, sản xuất sơn đang được các doanh nghiệp đánh giá rất tiềm năng. Đây là một thị trường mở, có cơ hội phát triển lâu dài, vững chắc. Thậm chí, các doanh nghiệp sơn Việt Nam có thể liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài. Chính vì thế, nhiều nhà máy sản xuất sơn đã liên tục được thành lập ở các thành phố lớn.
Một trong những thành phần không thể thiếu trong công thức tạo ra sơn là hương liệu công nghiệp. Vậy hương liệu công nghiệp được định nghĩa như thế nào trong ngành sơn? Có bao nhiêu hương liệu công nghiệp có thể sử dụng để chế tạo sơn? Cần chú ý những điều gì khi sử dụng hương liệu công nghiệp sơn để đảm bảo an toàn? Hãy cùng Chuyển giao công nghệ tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé.
Thế nào là hương liệu công nghiệp trong sản xuất sơn?
Cụm từ hương liệu công nghiệp có lẽ còn khá mới mẻ đối với nhiều người. Nhưng nó đã và đang được sử dụng phổ biến xung quanh cuộc sống của chúng ta. Hương liệu công nghiệp thực chất là các chất tạo màu tạo mùi trong thức ăn nước uống. Ví dụ như các hương liệu trong mỳ ăn liền, chất tạo ngọt trong các loại nước uống đóng chai,...
Đối với ngành sơn, hương liệu công nghiệp được hiểu là các chất phụ phẩm, tạo màu sắc cho sơn. Hay còn được gọi với cái tên là hương liệu sơn nước. Có chức năng chính vừa tạo màu sắc hấp dẫn, vừa đảm bảo chất lượng lâu dài cho sơn.
Hương liệu công nghiệp tồn tại với 2 hình thức chủ yếu, đó là dạng bột và dạng nước. Dựa vào công thức sơn và ý thích cá nhân khách hàng mà sử dụng các hương liệu phù hợp.
Trong hương liệu công nghiệp của ngành sơn, người ta có thể chia làm 2 loại:
- Hương liệu công nghiệp hữu cơ: là loại hương liệu được sử dụng phổ biến nhất. Nó được ví như dung môi để pha loãng sơn. Ngoài ra còn có tác dụng liên kết bền chặt chẽ bột màu và nhựa Acrylic có trong sơn.
- Hương liệu công nghiệp vô cơ: thường ít được sử dụng hơn. Nhưng nó cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất sơn. Thường được dùng để thử nghiệm trong các nghiên cứu tạo ra các loại sơn mới cho thị trường.
Các loại hương liệu công nghiệp ngành sơn được sử dụng phổ biến
- Xylene
Xylene là một hợp chất hóa học dạng lỏng, không màu và có mùi rất tự nhiên. Đặc điểm nhận dạng thường thấy ở Xylene là có tốc độ bay hơi trong không khí trung bình. Xylene không chỉ được dùng trong ngành sơn, mà còn dùng để tạo ra mực in, thuốc trừ sâu, nhựa.
- Toluene
Theo một số nhà sản xuất sơn, giữa Toluene và Xylene có rất nhiều điểm tương đồng. Vì vậy, trong thành phần sơn, họ có thể thay thế Xylene bằng Toluene và ngược lại.
- Isobutanol
Isobutanol được sử dụng như dung môi trong ngành sơn. Isobutanol tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, rất dễ bắt lửa và có mùi hương đặc thù. Ngoài ra, Isobutanol còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
- Isophorone – IPHO 783
Là một tạp chất hóa chất hóa học ở dạng lỏng, có màu vàng và mùi thơm tựa bạc hà. Được dùng nhiều trong ngành sơn. Đặc biệt có tính năng tan đều trong môi trường nước. Tiết kiệm được một khoản thời gian trong quá trình pha trộn hỗn hợp để tạo sơn.
Những lưu ý cần phải nhớ khi dùng hương liệu công nghiệp trong sản xuất sơn
Hương liệu công nghiệp là chất hóa học. Thế nên cần phải tuyệt đối cẩn trọng khi sử dụng chúng, vì:
Hương liệu công nghiệp trong sơn rất dễ bị cháy
Hầu hết, quá trình bảo quản hương liệu công nghiệp nên được tiến hành kỹ lưỡng. Phải để hương liệu công nghiệp ở nơi có nhiệt độ thích hợp. Tuyệt đối không để hương liệu công nghiệp tiếp xúc quá lâu với không khí bên ngoài. Nó có thể bị bay hơi và hình thành nên một số chất mới. Thậm chí có thể phát lửa.
Hương liệu công nghiệp trong sơn rất dễ bị nổ
Khi ở lâu trong không khí và ánh sáng cao, hương liệu công nghiệp có thể phát nổ. Nếu sơ ý không bảo quản kịp thời, hương liệu công nghiệp sẽ dần dần bị biến chất. Lâu ngày sẽ hình thành các chất có khả năng phát nổ cao.
Chính vì điều này, các nhà máy sản xuất sơn phải tiến hành sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt. Tuân thủ các cách sử dụng hương liệu công nghiệp một cách hợp lý. Tránh xảy ra các tình trạng gây mất an toàn cho bản thân và nhà máy sản xuất sơn.
Ngoài ra, khi thi công hương liệu công nghiệp, người thi công cần:
- Mặc đồ bảo hộ kín đáo, đúng quy định trong an toàn lao động.
- Không đem các thiết bị dễ cháy như bật lửa, điếu thuốc,... vào gần nơi sản xuất.
- Không tự ý kết hợp các hương liệu công nghiệp lại với nhau. Trước khi có sự cho phép của người có chuyên môn. Vì như vậy có thể gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn.
- Kiểm tra kỹ các máy móc, thiết bị trước khi đưa hương liệu công nghiệp vào. Nhằm đảm bảo quá trình vận hành êm đẹp, không bị cản trở, khó khăn.
- Một số loại hương liệu công nghiệp có mùi khó chịu. Nên tốt nhất là nên mang khẩu trang khi thi công.
Lựa chọn Thế giới sơn để chọn mua hương liệu công nghiệp, hương liệu cốm chiết xuất từ thiên nhiên chất lượng, hiệu quả nhất hiện nay.
Bạn là người đánh giá đầu tiên